Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

Những khu du lịch tuyệt vời cho 2 ngày nghỉ 30/4 và 1/5

Sắp tới vào ngày 30/4 và ngày 1/5 là 2 ngày nghỉ không quá ngắn và cũng không quá dài để mọi người có thể đi xa. Bạn nên lựa chọn 1 địa điểm du lịch gần hà nội là hợp lý nhất. Dưới đây tôi liệt kê 1 vài địa điểm du lịch khá nổi tiếng mang đầy đủ kiến trúc vừa hiện đại mà vẫn giữ nét cổ kính của thời xưa.

1.Đền Sóc ( Sóc Sơn)

Khu du lịch đền sóc
Vị trí: Quần thể di tích Đền Sóc trải từ chân núi lên đến đỉnh núi Vệ Linh, nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Đặc điểm: Đền thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.


Đền Sóc

Nằm cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Bắc, Sóc Sơn là vùng đất gắn liền với truyền thuyết về cậu bé Dóng huyền thoại, lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói biết cười rồi bỗng vụt lớn thành tráng sỹ đánh đuổi giặc bảo vệ quê hương làng xóm. Tương truyền, chân núi Sóc là nơi Thánh Gióng sau khi đánh đuổi quân xâm lược khỏi bờ cõi nước Nam, đã để lại áo giáp sắt ở lưng chừng núi trước khi bay về trời.

Nói đến kiến trúc của đền Sóc phải kể tới 4 ngôi đền nằm ẩn mình dưới chân núi Vệ Linh. Từ ngoài cổng bước vào là đền Trình, tiếp đến là đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng. Ngoài ra, trên đỉnh núi Vệ Linh còn có nhà bia đã tồn tại hàng trăm năm. Vì mỗi công trình không nằm gần nhau nên du khách phải đi qua những hàng cây, tán lá cổ thụ mới thấy được hình dáng của ngôi đền hoặc chùa tiếp theo.

Đền Trình mở đầu cho một thế giới linh thiêng bằng những gốc đa xù xì, với những pho tượng cổ và thoang thoảng mùi hương. Đặc biệt trên gác đền có viền tường chạy theo hình bậc thang, lượn sóng với những họa tiết cầu kỳ, đẹp mắt. Đi mấy bước qua con đường lát gạch hai bên là chùa Đại Bi. Ngôi chùa nhỏ có lối kiến trúc độc đáo từ mái vòm uốn cong hai đầu, đến những cánh cửa còn nguyên màu sơn son. Bên trong đền được trang trí bởi hoành phi, câu đối đẹp lộng lẫy và uy nghiêm. Đối diện với chùa Đại Bi là đền Mẫu thanh tịnh, nghi ngút khói hương. Phía sau bức tường đền được phủ bởi những lớp đá cuội lồi lõm, gợi cảm giác huyền bí, cổ xưa.

Tâm điểm của tập hợp các di tích này là Đền Sóc (còn gọi là Đền Thượng), nơi thờ đức Thánh Gióng. Đền Sóc nằm trong một vùng rừng núi bao la, bốn mùa cây cối xanh tươi với những khóm tre ngà vàng óng, tương truyền được người tráng sỹ xưa kia dùng làm vũ khí đánh đuổi kẻ thù.

Đền Sóc được xây dựng từ năm 980, thời Tiền Lê (980 – 1009) đến nay đã trải qua 13 lần trùng tu, lần gần nhất diễn ra năm 1992 nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc, quy mô, vị trí của các công trình. Đền Sóc có quy mô đồ sộ, kiến trúc theo kiểu chuôi vồ. Bên ngoài ngôi đền gồm 5 gian hai chái, phía trong là hậu cung, ngôi đền có cách bài trí sắp xếp mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, tạo ra sự linh thiêng nơi thờ cúng thần linh. Trong đền còn có đôi ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt năm xưa Đức Thánh cưỡi để dẹp giặc Ân. Đền này cũng được bài trí lộng lẫy, uy nghiêm với hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng. Đây là ngôi đền lớn, mang đậm lối kiến trúc cổ của nhà Phật.

Nếu leo lên đỉnh núi Vệ Linh, du khách sẽ có dịp tới thăm nhà bia. Nếu các nhà bia thường gặp trong đình chùa thường quét vôi thì nhà bia này được xây dựng hoàn toàn bằng đá phiến. Phần thân nhà vững chãi gắn liền với đỉnh hình chóp nón, trông tựa như một chiếc mũ sắt của Đức Thánh Gióng năm xưa.

Đến Đền Sóc, du khách còn có thể tham quan tượng Thánh Gióng. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, nặng 85 tấn, vươn chéo lên trời với độ dài 16 m, đặt trên đỉnh núi Đá Chồng – đỉnh cao nhất của khu di tích, nơi cậu bé Gióng đã cởi giáp, vẫy chào quê hương, thăng thiên hoá thánh



Tượng Thánh Gióng

Tại khu vực di tích đền Sóc, vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân trong vùng lại tưng bừng bước vào lễ hội 3 ngày để tưởng nhớ người anh hùng Thánh Gióng (còn tại quê hương của người anh hùng, làng Phù Đổng, Gia Lâm, thì lễ hội diễn ra vào ngày 09/4).

Đền Sóc không chỉ là quần thể di tích linh thiêng thờ vị thánh của dân tộc, mà còn là một khu du lịch văn hóa – sinh thái đặc biệt của thủ đô. Đến nay, Khu di tích lịch sử đền Sóc vẫn giữ được nhiều giá trị lịch sử văn hóa vô giá, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa cấp quốc gia

2. Việt Phủ Thành Chương

LỊCH SỬ VIỆT PHỦ THÀNH CHƯƠNG

Năm 2001... Một người đàn ông có dáng vẻ phong trần tìm đến vùng đất này của phía Bắc thành phố Hà Nội – Sóc Sơn. Sóc Sơn là một mảnh đất địa linh nhân kiệt ( Xem Sóc Sơn – đường dã ngoại cuối tuần ...) nơi phong cảnh núi rừng, hồ nước và đền, chùa rất xinh đẹp, hữu tình, mà sự phát triển đô thị xô bồ đã không chạm đến. Người đàn ông đó chọn một thế đất tốt ( Xem phong thủy nhà Việt...), trên một triền đồi, và bắt đầu xây dựng ngôi nhà giấc mơ của mình. Người đàn ông ấy chính là nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng của Việt Nam –Thành Chương. Người vừa trở về từ Thụy Sỹ, sau chuyến đi mang lại niềm tự hào cho nền hội họa Việt Nam ( Xem Họa sĩ Thành Chương và bức tranh in thành tem của Liên Hợp Quốc năm 2001)

Tháng 8 năm 2001, những gầu đất đá đầu tiên được xúc ủi, đưa mảnh đất đồi trọc khô cằn, vô danh biến thành một “lâu đài Việt” tươi đẹp kì diệu như trong chuyện cổ tích, thành một địa danh nổi tiếng toàn quốc. Là nhà kiến trúc, là tổng công trình sư, ông là tác giả duy nhất của công trình này.

Một ngày ở Việt phủ Thành Chương - “Tư gia
Họa sỹ Thành Chương: "Tôi sẵn sàng chào đón những nhà đầu tư 
có cùng ý chí, tầm nhìn lớn vì một nền văn hóa Việt 
đến chung tay bồi đắp Việt phủ quy mô hơn, tầm cỡ hơn" 
Một không khí xây dựng khẩn trương. Từ nhiều vùng miền khác nhau, nhiều hiệp thợ cùng lúc đến thi công dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông. Thật đáng ngạc nhiên, như có phép mầu, đầu năm 2003, công trình 10 000 m2 đã hoàn tất. Khi đó chỉ chưa có ngôi nhà tranh vách đất và nhà hát rối nước ngoài trời gắn liền với khu ẩm thực. Một tốc độ xây dựng có thể đưa và sách kỉ lục. Kì lạ hơn, phép mầu còn lặp lại cả sau này với việc khởi công xây dựng Tháp Thiên Hương – 2013, công trình tâm linh gần đây nhất của Việt Phủ được xây dựng trong thời gian ngắn chưa từng thấy – 9 ngày.

Việt Phủ Thành Chương trở nên nổi tiếng ngay từ những ngày đầu xây dựng. Du khách khắp nơi thường xuyên kéo đến tham quan bởi sự tò mò, hiếu kỳ, và đặc biệt là bởi qui mô và vẻ đẹp hiện lên mỗi ngày của Việt Phủ. Sự đồn thổi, thực và hư quanh công trình và chủ nhân của nó nhanh chóng lan rộng khắp trong Nam, ngoài Bắc, và cứ như vậy, vì chưa từng có tiền lệ. Ngay cả tên gọi chưa từng có “ Việt Phủ Thành Chương” cũng thu hút sự chú ý và gây tranh luận. Vài người bảo ông điên, nhưng nhiều người khác tin ông là thiên tài.

Với ông, Việt Phủ Thành Chương là một công trình làm theo nghệ thuật và quan điểm của riêng ông về cách lưu giữ và bảo vệ di sản văn hóa. Ông đã làm ra nó với một tinh thần độc lập cao nhất, về quan điểm nghệ thuật, cũng như về chi phí đầu tư. Xưa nay đã chứng minh, ở đâu và thời nào cũng vậy, tư tưởng sáng tạo đi trước thời đại của người nghệ sĩ đích thực thường luôn không dễ hiểu ngay với đại đa số công chúng.

Một bức tranh có thể có bản phác họa. Một công trình kiến trúc cần có bản thiết kế. Nhưng Việt Phủ là một công trình không có bản thảo phác họa, hay bất kỳ một bản thiết kế nào. Đó là sự thực. Cho đến nay, chỉ có một bức ảnh nhỏ, duy nhất do vợ ông chụp, chụp hình ông vẽ phác ngôi nhà ngay trên mặt bàn đá nhằm giải thích cho người thợ cả thi công. Cần một cuốn sách để kể hết về việc xây dựng công trình này của ông. Chắc chắn đó sẽ là cuốn sách rất thú vị.

Hoàn thành toàn diện và tỏa sáng năm 2009. Tư tưởng đi trước thời đại của ông đã cho ra đời một công trình văn hóa mỹ thuật có ý nghĩa quan trọng, đóng góp lớn lao cho vẻ đẹp văn hiến và sự phát triển văn hóa du lịch của thủ đô Hà Nội.


Một số hình ảnh của Việt phủ Thành Chương:































Ngoài ra mọi người có địa điểm du lịch ở hà nội như:


3.Khu du lịch rừng tự nhiên Bằng Tạ


Khu du lịch rừng tự nhiên Bằng Tạ nằm trên một quả đồi thấp, thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 65km về phía Tây, cách khu du lịch Ao Vua 14km và hồ suối Hai 3,8km.




Với số lượng động thực vật phong phú, Bằng Tạ không chỉ là địa danh thu hút khách đơn thuần mà còn là nơi bảo tồn, phục hồi hệ sinh thái đa dạng và nghiên cứu thiên nhiên, động vật hoang dã. Tổng diện tích toàn bộ khu du lịch là 26,5ha, trong đó riêng diện tích rừng nguyên sinh hơn 17ha.

Bằng Tạ là rừng nguyên sinh gồm 4 tầng cây khép kín tán. Hiện tại, khu vực Bằng Tạ có các loài chim lặn, hạc, cắt, sếu, bồ câu, cu cu, sả, gõ kiến, sẻ và các loài bướm... Trong rừng nguyên sinh hiện có trên 200 con khỉ, sống theo từng bầy đàn...




Đến với rừng nguyên sinh Bằng Tạ, du khách có thể thuê xe bò kéo, cưỡi ngựa hoặc đi bộ chứ không được phép đi các loại động cơ. Đây là điều rất độc đáo của khu du lịch này. Trong tương lai, khu rừng này sẽ được trồng thêm nhiều loài lan quý như hoàng thảo, địa lan, lan hài..., nuôi thả bán tự nhiên thêm một số loài động vật như nai, hoẵng, lợn rừng, hươu sao, hổ, báo, gấu, linh trưởng... để du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn và tìm hiểu cuộc sống của các loài thú hoang dã.

Phía Bắc của rừng là đầm Long, một hồ nước rộng mênh mông được cải tạo thành các hồ sen, tạo cảnh quan môi trường tự nhiên hấp dẫn. Đầm Long là nơi cư ngụ của các loài động vật, bò sát như cuốc, bìm bịp, tắc kè, thằn lằn, kỳ đà họ rắn nước, rắn hổ chúa...Đầm Long không phù hợp lắm với người lớn nhưng lại rất phù hợp với các bé.

Sau khi tham quan rừng nguyên sinh, du khách có thể ra bơi thuyền quanh đầm, thả câu hoặc chèo thuyền tới các khu nhà nổi giữa đầm... Quanh bờ đầm Long là những rặng tre, nơi các loài chim về đậu và làm tổ.






Đến với Bằng Tạ du khách sẽ có cơ hội được hít thở bầu không khí trong lành, dạo chơi cùng những loài vật yêu quý, thưởng thức các đặc sản của vùng rừng núi Ba Vì hay tham quan một quần thể làng của dân tộc Mường với nhiều nhà sàn và các hoạt động văn hóa sinh động như đốt lửa trại, uống rượu cần, nghe ca múa nhạc dân tộc...




Nếu ai đó có nhu cầu dã ngoại, sẽ được cung cấp lều bạt, và được hướng dẫn tận tình khu cắm trại và đốt lửa trại. Trong quần thể khu du lịch này cũng xây dựng một khu chợ quê dùng làm nơi giao lưu văn hóa các dân tộc, bán hàng thổ cẩm, phục vụ đặc sản văn hóa ẩm thực.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét