Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Một vài điểm du lịch gần Hà Nội cho những ngày nghỉ cuối tuần

Những điểm du lịch gần hà nội là một gợi ý lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi thư giãn ngày nghỉ ngắn cuối tuần.

Khu cắm trại Sơn Tinh Camp 

Khu cắm trại dã ngoại Sơn Tinh Camp nằm trong quần thể Khu du lịch Đồng Mô và Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam, được bao quanh bởi làn nước trong xanh của hồ Đồng Mô và những cánh rừng rậm rạp của đảo Sơn Tinh.


Gợi ý những điểm dã ngoại cuối tuần quanh Hà Nội
Sơn Tinh Camp không chỉ là điểm du lịch dã ngoại hấp dẫn dành cho các gia đình mà còn là nơi lý tưởng cho các bạn trẻ yêu thích các hoạt động ngoài trời như cắm trại, đốt lửa trại, leo núi, đua xe đạp…


Gợi ý những điểm dã ngoại cuối tuần quanh Hà Nội
Tới với nơi đây, bạn sẽ được đi tham quan lòng hồ, ngắm cảnh núi non hùng vĩ, sơn thuỷ hữu tình dưới chân núi Ba Vì, được hoà mình vào cuộc sống thiên nhiên, tận hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời và chơi những trò chơi bổ ích bên người thân và bạn bè.


Gợi ý những điểm dã ngoại cuối tuần quanh Hà Nội

Du khách xuất phát từ Hà Nội có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt và tự lên kế hoạch cho ngày đi chơi của mình. Đi dọc theo Đại lộ Thăng Long, vượt qua cầu ngã tư Hoà Lạc rồi đi thẳng khoảng 7km sẽ thấy biển hướng dẫn vào Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam.Xuyên qua làng là tới đảo Sơn Tinh và khu cắm trại dã ngoại Sơn Tinh Camp.

Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên 

Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 50km về phía Sơn Tây, khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên thuộc xã Vân Hoà, Ba Vì là nơi có phong cảnh sơn thuỷ hữu tình với núi rừng trùng điệp và dòng suối Tiên thơ mộng.


Gợi ý những điểm dã ngoại cuối tuần quanh Hà Nội

Nơi đây có những thác nước từ trên cao đổ xuống tung bột trắng xoá, tạo nên những âm thanh vang dội núi rừng.

Từ thác Tràn đi ngược lên hòn Chồng khoảng 1km, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thác nước đẹp mê hồn như thác Mơ, thác Mâm Xôi, thác Hoà Lan...

Những phiến đá to nằm rải rác dọc theo bờ suối cũng sẽ là điểm dừng chân lý thú để khách nghỉ ngơi và ngắm cảnh núi rừng, khám phá khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật quý hiếm.

Ngoài ra, bạn còn có thể tự do dạo chơi công viên nước với các hồ bơi nhân tạo hiện đại và vui nhộn.


Gợi ý những điểm dã ngoại cuối tuần quanh Hà Nội
Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên không chỉ là sự lựa chọn thú vị cho các gia đình để tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần đầy ý nghĩa mà còn là nơi các bạn học sinh, sinh viên ghi dấu những kỷ niệm của tuổi học trò.

Tương tự như khu cắm trại Sơn Tinh Camp, bạn có thể tự tổ chức một chuyến đi tới Khoang Xanh bằng cách di chuyển bằng xe máy, xe buýt hoặc ô tô gia đình. Để tiết kiệm chi phí mà vẫn được thưởng thức những món ăn ngon, bổ, rẻ, các bậc phụ huynh và các em học sinh nên chuẩn bị thêm đồ ăn ở nhà.

Vườn quốc gia Ba Vì 


Gợi ý những điểm dã ngoại cuối tuần quanh Hà Nội
Khu du lịch vườn quốc gia Ba Vì cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km về phía Tây. Nơi đây được mệnh danh là lá phổi xanh của thủ đô. Với bầu không khí trong lành cùng với hệ động, thực vật đa dạng và phong phú, vườn quốc gia Bà Vì là địa điểm dừng chân lý tưởng của du khách mỗi dịp cuối tuần.

Vườn quốc gia này có 1.209 loài thực vật trong đó có 21 loài thực vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật có 63 loài thú, với nhiều loài quý hiếm như: cầy gấm, cu li lớn, gà lôi trắng,gà đồi, rồng đất, cà cuống, bướm rồng đuôi trắng,...


Gợi ý những điểm dã ngoại cuối tuần quanh Hà Nội

Tới đây, bạn sẽ được leo núi khoảng 300m lên thăm đền Thượng – ngôi đền thờ thánh Tản Viên. Từ đây, khách du lịch có thể hướng tầm mắt nhìn xuống phía chân núi nơi có những thung lũng nhỏ xinh.

Ngoài ra, bạn còn được thăm đền thờ Bác Hồ, đỉnh Vọng Cảnh – nơi bốn bề đều được mây mù bao phủ, tham gia chương trình những trò chơi vui nhộn như bịt mắt đập niêu, bao co, bao bố tình yêu… Hoặc tự do tham quan khu nuôi bảo tồn động vật, vườn trồng cây dược liệu, mua sắm các món đặc sản như rượu sữa ong chúa, bánh chè lam, bánh sữa, trà, phấn hoa…

Vườn quốc gia Ba Vì là địa điểm du lịch cuối tuần gần hà nội , chỉ cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây vì thế bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc xe buýt rồi tự tổ chức cho mình và người thân một chuyến đi như ý. 

Những địa điểm du lịch cuối tuần gần Hà Nội cho dân phượt ( Phần 1)

Giới trẻ hiện nay nổi lên với phong trào du lịch bụi hay người ta còn gọi là dân phượt . Họ thường có những tour du lịch cuối tuần gần hà nội mới lạ , độc đáo khác hẳn so với những điểm du lịch đã quá quen thuộc với mọi người .

Vào những ngày nghỉ cuối tuần các bạn trẻ thường muốn tìm cho mình cảm giác mới lạ , thay đổi không khí sau những ngày học tập làm việc vất vả. Họ muốn hòa mình vào thiên nhiên trải nghiệm cuộc sống ở một địa điểm hoang sơ nào đó để xua tan sự ngột ngạt ,khói bụi , tiếng ồn nơi đô thị.

1. Cao Nguyên Mộc Châu


Cao Nguyên Mộc Châu là một địa điểm du lịch gần hà nội rất quên thuộc với nhiều bạn trẻ đam mê phượt và nhiếp ảnh trong những năm trở lại đây. Ngoài ra , nếu đến đây vào mùa xuân thì khách du lịch có thể chứng kiến vẻ đẹp bất ngờ của những rừng hoa đào, hoa mận nở khắp thung lũng Loóng Luông.
Cách Hà Nội 180 km, bạn có thể đến Mộc Châu bằng xe máy, hoặc xe ôtô khách mà không gặp nhiều khó khăn. Nếu đi đến Mộc Châu bằng xe máy, bạn nên đi chậm vì nơi đây rừng núi cao có rất nhiều xương mù đặc biệt vào sáng sớm.
2. Khám phá văn hóa Mai Châu- Hòa Bình


Mọi người thường đến với Mai Châu để trải nghiệm cuộc sống và văn hóa dân tộc tại các khu nghỉ dưỡng đậm chất dân tộc nơi đây. Với khoảng cách gần hơn so với Mộc Châu, Mai Châu cũng thường được du khách nước ngoài chọn làm điểm đến hơn. Tại đây khách du lịch có thể ngủ nhà sàn, xem các điệu múa do chính các cô gái người Thái biểu diễn, đốt lửa trại và đi chợ vùng cao. Có rất nhiều đồ thổ cẩm đẹp được bày bán tại các chợ này để du khách mua về làm quà lưu niệm

3. Thưởng thức vẻ đẹp bình minh ở Đồng Cao


Khác với 2 địa điểm du lịch trên , Đồng Cao là một địa điểm mới được dân du lịch bụi khám phá gần đây, nên chưa thể tiếp cận nếu đi du lịch theo tour kiểu truyền thống. Hiện tại mới chỉ có các nhóm du lịch bụi bằng xe máy là có thể đi đến cao nguyên này. 

Nằm cách Hà Nội khoảng 150 km và thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang, quãng đường di chuyển tương đối khó đi và cần nhiều kỹ năng lái xe, bù lại bạn sẽ không thể nào quên khoảnh khắc đón ánh bình minh trên cao nguyên xanh mướt. Cắm trại, đốt lửa, ngắm sao và đón ánh bình mình là hoạt động được yêu thích nhất.

4. Thư giãn tại vườn quốc gia Ba Vì

Đi đến Ba Vì có lẽ là hành trình đơn giản nhất trong danh sách, với khoảng cách chỉ 50 km, chuyến đi này hoàn toàn mang tính chất thư giãn. Không khí mát mẻ của Ba Vì sẽ đem lại cho bạn cảm giác thư thái nhất. Tại đây khách du lịch thường đến thăm đền thờ Bác Hồ, đền Thượng, khu nhà thờ cổ và các vườn phong lan. Ba Vì cũng thường được chọn làm nơi chụp ảnh cưới do có phong cảnh rất lãng mạn và gần với thiên nhiên. Bạn cũng nên kết hợp tham quan vườn quốc gia Ba Vì cùng với các khu du lịch dưới chân núi.

5. Trải nghiệm Tây Yên Tử

Khách nước ngoài khám phá Tây Yên Tử
Tây Yên Tử có lẽ là địa điểm khiến dân du lịch bụi phải đi bộ với hành trình dài nhất, với khoảng 20 km đường núi để đến Am Ngọa Vân và chùa Hồ Thiên. Để thực hiện chuyến đi, bạn nhất thiết phải có một thể lực tốt, sự chuẩn bị kỹ càng và một chút tìm hiểu về văn hóa tâm linh để cảm nhận hành trình một cách sâu sắc nhất.

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Thưởng thức món ăn thắng cố ở SaPa một địa điểm du lịch gần hà nội nổi tiếng

Sapa là một địa điểm du lịch gần hà nội chứa đựng vẻ huyền ảo thơ mộng , bao trùm một bầu không khí trong lành khiến cho ai cũng muốn được đến đây để tận hưởng nó. Tuy nhiên Sapa không chỉ có vậy mà nơi đây còn nổi tiếng với món ăn có một không hai đó là món thắng cố.

Thắng Cố là món ăn truyền thống của người H'Mông, xuất hiện cách đây 200 năm khi người H'Mông về Bắc Hà - Lào Cai cư trú, sau được các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Thái,...học tập, trở thành món ăn phổ biến không thể thiếu của các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt là trong các phiên chợ của đồng bào dân tộc vùng cao.

Thắng cố truyền thống của người H'Mông chỉ được nấu từ ngựa, sau được các dân tộc khác cải biến thêm thịt bò, trâu, lợn đồng thời sáng tạo ra nhiều loại nguyên liệu, công thức nấu khác nhau mang đặc trưng của từng dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên, thắng cố ngon nhất vẫn là thắng cố ngựa ở vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai, quê hương của món ăn độc đáo này.



Cách nấu thắng cố rất đơn giản, gia vị truyền thống gồm 12 thứ gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác, trong đó cây thắng cố là gia vị thứ 12. Thịt và "lục phủ ngũ tạng" được rửa sạch, luộc chín, đôi khi còn được ướp trước với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ. Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào.

Để thưởng thức thắng cố với hương vị nguyên bản, du khách nên đến với những phiên chợ của người H'Mông ở Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, những nơi mà cách nấu và nguyên liệu nấu thắng cố vẫn chưa bị cải biến đi nhiều. Những bát thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, ăn rất giòn, thịt ngựa bùi bùi, ngòn ngọt, ăn kèm với các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu,... chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương nổi tiếng cay, nồng, giúp thực khách xua tan đi cảm giác rét mướt của núi rừng vùng cao.



Cách nấu thắng cố rất đơn giản, gia vị truyền thống gồm 12 thứ gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng và nhiều thứ gia vị bí truyền khác, trong đó cây thắng cố là gia vị thứ 12. Thịt và "lục phủ ngũ tạng" được rửa sạch, luộc chín, đôi khi còn được ướp trước với các loại gia vị, sau đó thả vào nồi nước dùng có xương ngựa, nội tạng, tiết và 12 loại gia vị kể trên đã được đun sôi, rồi cứ thế ninh nhừ hàng tiếng đồng hồ. Những nồi thắng cố ở các phiên chợ vùng cao rất lớn, đủ cho vài chục người ăn, còn trong các nhà hàng, từ nồi thắng cố lớn, lúc ăn mới múc ra nồi lẩu rồi thái thịt ngựa thả vào. 


Để thưởng thức thắng cố với hương vị nguyên bản, du khách nên đến với những phiên chợ của người H'Mông ở Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương, những nơi mà cách nấu và nguyên liệu nấu thắng cố vẫn chưa bị cải biến đi nhiều. Những bát thắng cố được múc ra phục vụ thực khách từ những chảo lớn sóng sánh thịt nạc, thịt mỡ và lục phủ ngũ tạng. Nội tạng ngựa được chế biến sạch có mùi thơm, ăn rất giòn, thịt ngựa bùi bùi, ngòn ngọt, ăn kèm với các loại rau nhúng như cải mèo, cải ngồng, cải lẩu,... chấm với loại nước chấm đặc biệt làm từ ớt Mường Khương nổi tiếng cay, nồng, giúp thực khách xua tan đi cảm giác rét mướt của núi rừng vùng cao.

Những địa điểm du lịch ở Hà Nội ( Phần cuối)

Qua chia sẻ những địa điểm du lịch ở hà nội phần 1, 2,3,4 thì có lẽ đó là đủ cho mọi người đi tham quan du lịch trong vòng từ 1 đến 2 tuần .Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả , ở phần cuối này mình xin chia sẻ 5 ngôi Đền gắn liền với những vị vua, anh hùng lịch sử của dân tộc mà mọi người không nên bỏ qua khi đến Hà Nội.

Đền Kim Liên:



Đền Kim Liên là một trấn ở phía nam thành Thăng Long, cùng với đền Quán Thánh trấn phía bắc (còn gọi là Trấn Vũ), đền Bạch Mã ở phía đông, đền Voi Phục phía tây (còn gọi là Thủ Lệ, Linh Lang) họp thành Thăng Long tứ trấn tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ.Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đình thờ thần Cao Sơn.

Tương truyền thần đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Do đó vua Lê cho xây đền, dựng bia để hương khói phụng thờ. Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay đền không còn nguyên dạng (toàn bộ nhà bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại nhà hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ. Tam quan và đền xây trên gò đất cao, từ sân bước lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai sấu đá niên đại thời Lê. Tam quan xây thành nhà hoàn chỉnh, kiểu tường hồi bít đốc. Bốn góc tường hồi có bốn cột trụ, bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng giường, giá chiêng, cột trốn. Các con giường chạm nổi hình mây cuốn, câu đầu và hai bẩy hai vì ngoài chạm bong kênh và chạm lộng nhiều lớp hình tứ linh. Trong đền vẫn còn long ngai thờ thần Cao Sơn và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam Tôn nữ và Huệ Minh phu nhân (không rõ sự tích). Đền còn giữ được 39 đạo sắc phong trong đó 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời Nguyễn, ngoài ra là các câu đối, bia đá trong hốc cây có bài văn bia của Lê Trung Hưng.

Đền Voi Phục:

Sở dĩ gọi là đền Voi Phục vì tại cửa đền có đắp hai con voi quỳ ngay ở cổng đi vào. Đền còn có tên là đền Thủ Lệ; Linh Lang do thờ thần Linh Lang đại vương. Đền nằm phía tây kinh thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền là một trong "Thăng Long tứ trấn", được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ bảy (1065) đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền Linh Lang là con trai thứ tư của ông.

Trong đền có hai pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm, tương truyền là nơi Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hoá thành con giao long và trườn xuống hồ. Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ quyên góp đúc lại quả chuông chiều cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hai hàng chữ Hán đúc nổi: "Tây trấn thượng đẳng".

Đường vào đền có nhiều cây cổ thụ, đền được xây cạnh hồ Thủ Lệ, có khuôn viên rộng rãi, cây cối xanh um tùm nên được coi là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

Đền Quán Thánh:

Đền hiện ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây. Đền được lập từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010). Vua cho rước bài vị của thần về ở phía tây bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế quán. Quán là nơi thờ tự của đạo Giáo, dân chúng quen gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Quán Thánh.

Sự tích đền cho biết: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14), trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán. Ngôi đền hiện nay đã được sửa chữa nhiều lần.

Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen (hun). Tượng cao khoảng 3,96m, chu vi 8m. Tượng mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân ta cách đây ba thế kỷ. Tại nhà bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan. Văn bia tại đền do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (1,10m x 1,25m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Đến thời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã cấp tiền tu sửa. Năm 1923, cho đổi là Trấn Vũ quán.

Năm 1856, bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên hành khiển, Văn Xương Đế Quân và dời xuống hậu đường phía sau. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm và dâng một đồng tiền vàng, cộng với số tiền vàng do các hoàng thân dâng, đúc lại thành vòng. Vòng dùng sợi dây bạc xâu để treo ở cổ tay tượng thần. Đằng sau đền lại đắp hòn núi non bộ trong một bể con và dựng một đền nhỏ gọi là Vũ Đương Sơn. Sửa chữa xong, có dựng bia do tiến sĩ Lê Hy Vĩnh soạn. Đền hiện nay có sáu bia, kiến trúc, trang trí của đền hiện nay mang phong cách thời Nguyễn.

Đền Bạch Mã:

Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long. Theo một bộ sách soạn ở thế kỷ XIV thì chính thần Bạch Mã đã cảnh cáo Cao Biền, một viên quan Trung Quốc, sang cai trị, khoảng thời gian từ năm 866 đến năm 875, khiến y sợ hãi phải lập đền thờ. Một truyền thuyết khác kể thêm: khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, ông tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại đền và vụt biến. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa. Vua bèn phong thần Long Đỗ làm thành hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đó thần có thêm tên là Bạch Mã.

Đền đã được sửa chữa nhiều lần, cuối thế kỷ XVII được tôn nền cũ và mở rộng. Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, sửa chữa đền thêm tráng lệ. Năm 1839, dựng văn chỉ ở bên trái đền, dựng Phương đình để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Trong đền hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị như 15 văn bia (nội dung các văn bia đề cập sự tích của đền, thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, còn có tượng Phật và một đôi hạc, đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm.

Lễ hội đền hằng năm vào tháng hai âm lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xuân.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám:


Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là một di tích lịch sử - văn hoá cổ kính, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội.

Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong có những lớp tường ngăn thành năm khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính. Trên cổng có chữ Văn Miếu Môn, dưới cổng có đôi rồng đá mang phong cách thời Lê Sơ (thế kỷ XV).

Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn có hai cổng nhỏ có tên là Thành Đức và Thành Đạt. Vẫn lối đi ấy dẫn tới Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, sao chủ về văn học). Hai bên gác có hai cổng nhỏ có tên là Súc Văn và Bí Văn (Văn hàm súc và Văn sáng đẹp).

Khu thứ ba từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn. Ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (Giếng trời trong sáng) có tường hoa bao quanh. Hai bên là khu nhà bia (nơi dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ). Hiện nay có 82 bia, xưa nhất là bia ghi khoa Đại Bảo thứ ba (năm 1442), muộn nhất là bia Cảnh Hưng thứ 40 (năm 1779). Đó là những di vật quý nhất của khu di tích này.

Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Một sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu, vốn dùng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái, kiến trúc đẹp và hoành tráng.

Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông Bích Ung đại chung (chuông lớn của nhà Giám) do Nguyễn Nghiễm đúc năm 1768; bên phải có một tấm khánh đá, mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài minh viết kiểu chữ lệ, nói về công dụng của loại nhạc khí này. Tiếp sau Đại Bái là Hậu Cung nơi đặt tượng Khổng Tử và bốn môn đệ là Nhan Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử, Tử Tư. Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám thời Lê, khi nhà Nguyễn chuyển trường này vào Huế thì ở đây dựng đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1947, giặc Pháp đã đốt trụi khu này.

Ngày nay, thành phố Hà Nội đã lập tại đây "Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám" để phát huy tác dụng của di tích.

Chúc các bạn có những chuyến đi vui vẻ. 

xem thêm :điểm du lịch gần hà nội

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Kinh nghiệm đi du lịch cuối tuần gần hà nội tại Chùa Hương

Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội là nơi có rất nhiều danh lam thắng cảnh độc đáo. Tuy nhiên nổi bật đó là Chùa Hương luôn là địa điểm thu hút lượng khách du lịch đông nhất đặc biệt với vào những dịp đầu năm , những ngày nghỉ lễ, thứ 7 hoặc chủ nhật . Ngoài ra thì Chùa Hương còn là điểm du lịch cuối tuần gần hà nội với nhiều khu di tích lịch sử lâu đời .

Năm 1770, chúa Trịnh Sâm đã thán phục ca ngợi động Hương Tích (thuộc khu di tích chùa Hương) là “Nam thiên đệ nhất động”. Trải qua mấy trăm năm, dòng người đến với chùa Hương chưa bao giờ dứt, cũng như tấm lòng thành tìm về cõi Phật, về với văn hóa cội nguồn chưa bao giờ vơi cạn. Những năm gần đây, du khách đến thăm chàu Hương ngày càng nhiều, dịch vụ kinh doanh quanh chùa Hương cũng thêm náo nhiệt. Để có một chuyến đi an toàn, thoải mái và vui vẻ, bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm nhỏ mà hữu ích dưới đây.



Nên đi Chùa Hương vào thời gian nào?

Chùa Hương khai hội vào mồng 6 tháng giêng và kéo dài 3 tháng. Trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng hai, có rất nhiều du khách thập phương đến đây lễ bái, du xuân, du lịch tạo ra một không khí đông đúc, náo nhiệt. Nhưng theokinh nghiệm du lịch chùa Hươngcủa nhiều người thì không nên đi chùa vào mùa lễ hội tránh sự xô bồ. Trong khi, chùa Hương vào những dịp khác lại mang vẽ đẹp yên tĩnh, suối Yến trong sạch, mát mẻ.

Phương tiện đi lại

Từ Hà Nội bạn đi đến đường Nguyễn Trãi, Quang Trung (Hà Đông) sau đó đến ngã ba Ba La rẽ trái (có biển chỉ dẫn đi chùa Hương). Bạn đi theo con đường 21B đến Vân Đình, hỏi hướng đi Chùa Hương. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì trên đường có nhiều biển chỉ dẫn cụ thể hướng đi chàu Hương. Bạn có thể đi bằng hai phương tiện ô tô hoặc xe máy (đi ô tô sẽ an toàn hơn). Hoặc bạn có thể đi bắt xe bus Chùa Hương – Bến xe Yên Nghĩa hoặc xe bus Mỹ Đình – Tế Tiêu, có rất nhiều chuyến trong ngày. Vì khoảng cách từ Hà Nội đến Chùa Hương không quá xa nên bạn hoàn toàn có thể đi trong 1 ngày.

Cáp treo lên Động Hương Tích

Đến Chùa Hương, bạn làm theo chỉ dẫn sau đó vào mua vé tại nơi kiểm soát vé (giá vé có thay đổi theo từng năm). Vé trên đã bao gồm tiền đi đò cũng như tiền thắng cảnh (chưa có tiền cáp treo). Sau khi mua vé và gửi xe, bạn di chuyển đến Bến Đục ngồi đò đi trên suối Yến. Trên đường đi, bạn sẽ được chủ đò đưa đến đền Trình. Sau khoảng hơn 1 giờ ngồi đò, bạn sẽ đến khu chùa chính. Đò cập bến, bạn đi bộ một đoạn đến chùa Thiên Trù. Để đến được Động Hương Tích, Suối Giải Oan…bạn có thể chọn cách leo bộ hoặc đi cáp treo. Nhiều người chọn cách đi cáp treo lúc lên và đi bộ khi xuống để có thể ngắm cảnh núi rừng Hương Sơn. Đây đúng là một địa điểm du lịch gần hà nội mà không thể không đến được.

Các điểm thăm quan ở Chùa Hương

Nếu chỉ du lịch chùa Hương trong một ngày thì bạn nên đi đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích. Đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất.

Ăn uống, ngủ nghỉ tại Chùa Hương

Dọc hai bên đường vào Chùa có rất nhiều quán ăn và nhà nghỉ. Tuy nhiên nếu đi vào mùa lễ hội bạn nên hỏi giá trước để tránh bị chặt chém.

Đặc sản chùa Hương

Những đặc sản chùa Hương bạn có thể mua về làm quà là rau sắng, bánh củ mài, củ mài, quả mơ rừng.
Trên đây là một sốkinh nghiệm du lịch chùa Hươngđể các bạn tham khảo. Chúc các bạn có một chuyến đi thuận lợi, vui vẻ.

Gọi vào đường dây nóng của Ban tổ chức lễ hội để được hỗ trợ khi gặp sự cố

Để hỗ trợ tốt nhất cho du khách về Lễ hội chùa Hương, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2014 đã in số đường dây nóng lên tấm vé tham quan.

Ngoài ra, tại nhiều điểm trong khu quần thể di tích và thắng cảnh Hương Sơn, lực lượng chức năng còn bố trí các chốt công an để đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách thập phương về dự lễ hội.

Vì vậy, trong trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bị ép giá, trộm cắp… du khách cần thông báo ngay tới số "đường dây nóng" của Ban tổ chức lễ hội (04.8589.2280 - 04.8589.2281) hoặc trạm công an gần nhất để được hỗ trợ