"Việt phủ Thành Chương" là tên nhà văn Kim Lân và nhiều bạn bè đặt cho khu nhà vườn của con trai mình, hoạ sĩ Thành Chương, cách Hà Nội chừng 30 km ở Sóc Sơn.
.
Không giống như đền chùa miếu mạo có “quy chuẩn” sẵn, “phủ” vốn là nơi ở của những người sang cả, thường là quan lại cao cấp, vì vậy thương mại dấu ấn cá nhân rất rõ. Việt phủ thành chương (dốc Dây Diều, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn) – đúng như tên gọi của nó – không phải là tập hợp những công trình kiến trúc Việt điển hình mà là ánh xạ của những công trình kiến trúc Việt vào thế giới riêng của họa sĩ.
Công bằng mà nói, có nhiều chi tiết nơi đây có thể khiến người này hay người khác không hài lòng vì nó “không giống nhà Việt cổ” hay thậm chí “có thể làm đẹp hơn”. Một ví dụ nhỏ có thể khiến người ta vặn vẹo: phủ Việt sao lại có “cổng Chăm”? Cũng có người lại bảo, hình như Chương hơi tham lam, ôm đồm quá nhiều thứ nên du khách không được tận hưởng cái cảm giác thoáng đãng, thư thái thực sự. Nhưng chắc hẳn chủ nhân sẽ đáp trả (và rất khó “cãi” anh): “Đây là phủ của tôi, của Chương”.
Trên thực tế, tư gia của Chương vốn chỉ mở cửa vì lòng hiếu khách. Mãi gần đây, nó mới đón tiếp công chúng như một địa chỉ du lịch, nhân hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Mà nói cho đúng hơn nữa, đó không chỉ là “phủ”. Đó là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt khổng lồ của anh, nơi họa sĩ tính toán, cân nhắc cẩn trọng từng tấc vuông. Và dù có thể có những nhận xét khác nhau, hẳn ai cũng phải công nhận, Thành Chương đã thực hiện tác phẩm ấy bằng sự đam mê lớn lao, tài năng (và cả gia sản không nhỏ) của anh.
Ở chốn này, người ta có cảm giác nửa thực nửa mơ. Trên tổng diện tích 1 ha, Việt phủ “ôm” trọn khoảng 30 công trình kiến trúc chính, trong đó có 13 ngôi nhà cổ được đặt tên rất mơ màng: nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, lầu Tường Vân, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong… Mỗi ngôi nhà đều có một lai lịch thú vị.
Nếu như nhà Thanh Tĩnh - nơi gia đình họa sĩ đã đón tiếp nhiều chính khách nổi tiếng của Việt Nam và thế giới - là một ngôi nhà gỗ lim lớn, đã gần 200 năm tuổi, được họa sĩ kỳ công mua nguyên từ Nam Định đem về chế tác lại, thì nhà sàn cổ ở đây cũng là nhà của người Mường Hòa Bình có tuổi đời lên tới 100 năm. Điểm đặc biệt của nhà sàn này lại nằm ở… mái nhà lợp bằng cói rối (bối). Chỉ những người thợ cao niên mới rành rẽ lối lợp này.
Nhưng cũng có thể bạn giống tôi chăng, khi dừng lại lâu hơn cả ở ngôi nhà tranh vách đất chẳng mang một cái tên mỹ miều nào cả. Đây là hình ảnh ngôi nhà nơi Thành Chương sinh ra và lớn lên tại vùng đồi Yên Thế (Nhã Nam, Bắc Giang).
Vườn tượng đá tuy rất nhỏ, nhưng là tập hợp nhiều bức tượng khá sinh động, bỗng khiến khách du nhớ đến những khu vườn cổ u tịch ở cố đô Huế, không biết có phải tại vài bông súng tím hồng thấp thoáng trong chiếc hồ bán nguyệt bé xíu xinh xinh cạnh đó?
Một điều quan trọng nữa ở chỗ Việt phủ là điểm đến vừa khéo cho một chuyến đi trong ngày nghỉ cuối tuần từ Hà Nội hoặc các đô thị lân cận ở vùng Đồng bằng Bắc bộ. Rất gần gặn với Chùa Non và Đền Sóc, Việt phủ là một “khoảng đệm” êm ả để du khách bước từ thế giới tâm linh nghi ngút khói hương sang đời thực trước khi quay về với cuộc sống nhộn nhịp nơi phố thị.
.
Không giống như đền chùa miếu mạo có “quy chuẩn” sẵn, “phủ” vốn là nơi ở của những người sang cả, thường là quan lại cao cấp, vì vậy thương mại dấu ấn cá nhân rất rõ. Việt phủ thành chương (dốc Dây Diều, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn) – đúng như tên gọi của nó – không phải là tập hợp những công trình kiến trúc Việt điển hình mà là ánh xạ của những công trình kiến trúc Việt vào thế giới riêng của họa sĩ.
Công bằng mà nói, có nhiều chi tiết nơi đây có thể khiến người này hay người khác không hài lòng vì nó “không giống nhà Việt cổ” hay thậm chí “có thể làm đẹp hơn”. Một ví dụ nhỏ có thể khiến người ta vặn vẹo: phủ Việt sao lại có “cổng Chăm”? Cũng có người lại bảo, hình như Chương hơi tham lam, ôm đồm quá nhiều thứ nên du khách không được tận hưởng cái cảm giác thoáng đãng, thư thái thực sự. Nhưng chắc hẳn chủ nhân sẽ đáp trả (và rất khó “cãi” anh): “Đây là phủ của tôi, của Chương”.
Trên thực tế, tư gia của Chương vốn chỉ mở cửa vì lòng hiếu khách. Mãi gần đây, nó mới đón tiếp công chúng như một địa chỉ du lịch, nhân hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Mà nói cho đúng hơn nữa, đó không chỉ là “phủ”. Đó là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt khổng lồ của anh, nơi họa sĩ tính toán, cân nhắc cẩn trọng từng tấc vuông. Và dù có thể có những nhận xét khác nhau, hẳn ai cũng phải công nhận, Thành Chương đã thực hiện tác phẩm ấy bằng sự đam mê lớn lao, tài năng (và cả gia sản không nhỏ) của anh.
Ở chốn này, người ta có cảm giác nửa thực nửa mơ. Trên tổng diện tích 1 ha, Việt phủ “ôm” trọn khoảng 30 công trình kiến trúc chính, trong đó có 13 ngôi nhà cổ được đặt tên rất mơ màng: nhà Thanh Tĩnh, cổng Hương, lầu Tường Vân, nhà Mạc Hương, quán Xuân Phong… Mỗi ngôi nhà đều có một lai lịch thú vị.
Nếu như nhà Thanh Tĩnh - nơi gia đình họa sĩ đã đón tiếp nhiều chính khách nổi tiếng của Việt Nam và thế giới - là một ngôi nhà gỗ lim lớn, đã gần 200 năm tuổi, được họa sĩ kỳ công mua nguyên từ Nam Định đem về chế tác lại, thì nhà sàn cổ ở đây cũng là nhà của người Mường Hòa Bình có tuổi đời lên tới 100 năm. Điểm đặc biệt của nhà sàn này lại nằm ở… mái nhà lợp bằng cói rối (bối). Chỉ những người thợ cao niên mới rành rẽ lối lợp này.
Nhưng cũng có thể bạn giống tôi chăng, khi dừng lại lâu hơn cả ở ngôi nhà tranh vách đất chẳng mang một cái tên mỹ miều nào cả. Đây là hình ảnh ngôi nhà nơi Thành Chương sinh ra và lớn lên tại vùng đồi Yên Thế (Nhã Nam, Bắc Giang).
Vườn tượng đá tuy rất nhỏ, nhưng là tập hợp nhiều bức tượng khá sinh động, bỗng khiến khách du nhớ đến những khu vườn cổ u tịch ở cố đô Huế, không biết có phải tại vài bông súng tím hồng thấp thoáng trong chiếc hồ bán nguyệt bé xíu xinh xinh cạnh đó?
Một điều quan trọng nữa ở chỗ Việt phủ là điểm đến vừa khéo cho một chuyến đi trong ngày nghỉ cuối tuần từ Hà Nội hoặc các đô thị lân cận ở vùng Đồng bằng Bắc bộ. Rất gần gặn với Chùa Non và Đền Sóc, Việt phủ là một “khoảng đệm” êm ả để du khách bước từ thế giới tâm linh nghi ngút khói hương sang đời thực trước khi quay về với cuộc sống nhộn nhịp nơi phố thị.
2.Đền Sóc
Đây là ngôi đền thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.Nơi đây tương truyền còn in đậm dấu vó ngựa sắt của vị anh hùng thánh Gióng, nhân vật đầy tính huyền thoại tượng trưng cho tinh thần quật cường chống ngoại xâm của dân tộc.
Đền Sóc
Khu đền thờ thánh Gióng được xây dựng từ hơn nghìn năm trước với nhiều công trình lớn như đền Hạ, đền Mẫu, đền Thượng, nhà bia và văn bia, chùa Đại Bi, khu vực hành lễ và tiếp khách. Đền Hạ hay đền Trình thờ một tượng sơn thần bằng đồng nặng 7 tấn trong thế ngồi, hai tay đặt ở đầu gối, nét mặt uy nghi, oai vệ. Tương truyền đó là thần Nứa, vị thần đã cho phép thánh Gióng chọn nơi đây để bay về trời nên nhân dân tôn xưng ông là “Thánh Thần Vương”, danh hiệu này được khắc ở trên đỉnh mũ bức tượng.
Qua đền Hạ, du khách đến thăm đền Mẫu, nơi thờ mẹ thánh Gióng. Ngôi đền tuy nhỏ nhưng cũng thật xinh xắn với những nét chạm trổ tinh xảo. Trước cổng đền có dòng chữ “Phù Đổng danh truyền Thiên Thượng Mẫu”. Trong đền, tượng Mẫu với nét mặt hiền từ khoan dung được sơn son thếp vàng; bên ngoài còn có giếng Mẫu với màu nước trong xanh.
Đường lên đỉnh Vệ Linh
Từ đền Mẫu đến đền Thượng, con đường trải nhựa sạch đẹp, điểm xuyết hai bên là những tượng đá nhỏ khắc hình ngựa, hươu, nai… với dáng vẻ thanh thoát. Đặc biệt nơi đây còn những cây thông đã hàng trăm năm tuổi, những cây cổ thụ um tùm với tàn rộng trước cổng đền làm tăng thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền.
Đền Thượng thờ Đức Thánh Gióng gồm nhà Đại bái và Hậu cung. Nhà Đại bái được trang trí đẹp, bày biện đồ tế lễ, nhiều câu đối, lọng vàng, lọng tía và đôi hạc chân có đường nét hoa văn tinh xảo. Hậu cung thờ thánh Gióng là một bức tượng khá lớn bằng gỗ trầm hương, khoác áo bào đỏ, khuôn mặt phương phi, quả cảm. Bên cạnh còn có 6 vị thần đã có công giúp ông đánh thắng giặc, gìn giữ đất nước.
Khu đền thờ thánh Gióng được xây dựng từ hơn nghìn năm trước với nhiều công trình lớn như đền Hạ, đền Mẫu, đền Thượng, nhà bia và văn bia, chùa Đại Bi, khu vực hành lễ và tiếp khách. Đền Hạ hay đền Trình thờ một tượng sơn thần bằng đồng nặng 7 tấn trong thế ngồi, hai tay đặt ở đầu gối, nét mặt uy nghi, oai vệ. Tương truyền đó là thần Nứa, vị thần đã cho phép thánh Gióng chọn nơi đây để bay về trời nên nhân dân tôn xưng ông là “Thánh Thần Vương”, danh hiệu này được khắc ở trên đỉnh mũ bức tượng.
Qua đền Hạ, du khách đến thăm đền Mẫu, nơi thờ mẹ thánh Gióng. Ngôi đền tuy nhỏ nhưng cũng thật xinh xắn với những nét chạm trổ tinh xảo. Trước cổng đền có dòng chữ “Phù Đổng danh truyền Thiên Thượng Mẫu”. Trong đền, tượng Mẫu với nét mặt hiền từ khoan dung được sơn son thếp vàng; bên ngoài còn có giếng Mẫu với màu nước trong xanh.
Đường lên đỉnh Vệ Linh
Từ đền Mẫu đến đền Thượng, con đường trải nhựa sạch đẹp, điểm xuyết hai bên là những tượng đá nhỏ khắc hình ngựa, hươu, nai… với dáng vẻ thanh thoát. Đặc biệt nơi đây còn những cây thông đã hàng trăm năm tuổi, những cây cổ thụ um tùm với tàn rộng trước cổng đền làm tăng thêm vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền.
Đền Thượng thờ Đức Thánh Gióng gồm nhà Đại bái và Hậu cung. Nhà Đại bái được trang trí đẹp, bày biện đồ tế lễ, nhiều câu đối, lọng vàng, lọng tía và đôi hạc chân có đường nét hoa văn tinh xảo. Hậu cung thờ thánh Gióng là một bức tượng khá lớn bằng gỗ trầm hương, khoác áo bào đỏ, khuôn mặt phương phi, quả cảm. Bên cạnh còn có 6 vị thần đã có công giúp ông đánh thắng giặc, gìn giữ đất nước.
Đỉnh Vệ Linh, nơi Thánh Gióng bay về trời
Hội Gióng Sóc Sơn ( du lịch đền sóc) được tổ chức hàng năm vào mồng 6 tháng Giêng, là dịp để khách thập phương trẩy hội đầu năm, dâng hương tưởng nhớ thánh Gióng – vị anh hùng thần thoại. Không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội với sự góp mặt của 54 tổng, 124 xã với nhiều lễ, hội như lễ rước voi, tiễn ngà voi, tiễn hoa tre, khiển tướng… Du khách đi dự lễ hội trở về thế nào cũng phải có trong tay những túm hoa tre nhuộm phẩm xanh, phẩm đỏ để lấy phước, cầu may cho mình trong năm mới. Ngoài dịp này, du khách còn đến trẩy hội khá đông trong 3 tháng mùa xuân và 3 tháng cuối năm.
Hội Gióng Sóc Sơn ( du lịch đền sóc) được tổ chức hàng năm vào mồng 6 tháng Giêng, là dịp để khách thập phương trẩy hội đầu năm, dâng hương tưởng nhớ thánh Gióng – vị anh hùng thần thoại. Không khí tưng bừng, náo nhiệt của lễ hội với sự góp mặt của 54 tổng, 124 xã với nhiều lễ, hội như lễ rước voi, tiễn ngà voi, tiễn hoa tre, khiển tướng… Du khách đi dự lễ hội trở về thế nào cũng phải có trong tay những túm hoa tre nhuộm phẩm xanh, phẩm đỏ để lấy phước, cầu may cho mình trong năm mới. Ngoài dịp này, du khách còn đến trẩy hội khá đông trong 3 tháng mùa xuân và 3 tháng cuối năm.
3.Chùa Non Nước
Toàn cảnh chùa
Chùa thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với chân núi. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Đầu đao
Chùa nằm trong khu di tích đền Sóc. Tục truyền, sau khi dẹp giặc Ân, trên đường về núi Sóc, Thánh Gióng đã dừng chân tại đây và xuống tắm ở hồ Tây. Khi lên đường, Thánh Gióng để quên cái roi sắt bị gãy trong chiến trận. Nhân đó, người dân lập đền thờ.
Ngôi chùa được lập từ lâu. Tài liệu của chùa cho biết, theo sách Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vị Thiền sư trụ trì chùa là Ngô Chân Lưu (933 – 1011) thuộc Thiền phái Vô Ngôn Thông đời thứ 4. Năm 971, Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại Sư. Đến cuối đời Lý, chùa có hai vị cao tăng trụ trì là Thiền sư Trường Nguyên (1110 – 1165) và Thiền sư Nguyện Học (? – 1181) thuộc Thiền phái Vô Ngôn Thông đời thứ 10.
Chùa Non Nước (tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm trong quần thể khu di tích Đền Sóc ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Chùa nằm chính giữa dãy nũi hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai, hướng nhìn xuống vùng hồ nước trong xanh, và những xóm làng trù phú của xã Vệ Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Chùa nay đã bị hư hỏng. Năm 2000, Đại đức Thích Thanh Quyết đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa và cho đúc pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất nước ta lúc bấy giờ.
Bảo tượng được nghệ nhân Vũ Duy Thuấn thực hiện tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tượng được thực hiện trong vòng 18 tháng với trọng lượng 20 tấn đồng đỏ đúc liền khối, đài sen cũng bằng đồng đúc liền khối với trọng lượng 10 tấn. Tượng có chiều cao 5,3m; đài sen cao 1,35m; bệ đá cao 1,75m. Nếu tính cả bệ đá thì Đại tượng có chiều cao 8,4m.
Chùa được xây dựng lại trên sườn núi Non, phía Nam núi Nhà Bia. Tòa chánh điện có diện tích 260m2, cao 14m. Đại đức Thích Thanh Quyết cho biết 30 tấn đồng đúc tượng được mua từ nước Singgpore, 600m3 gỗ lim mua ở nước Lào, 30m3 đá xanh mua ở Thanh Hóa, dùng kiến thiết ngôi chùa di tích là đất địa linh và là chốn Tổ đình xa xưa (trích thông tin từ Tạp chí Thế giới Phụ nữ số 37, ngày 14 – 10 – 2002).
Ngay trên Đền Sóc là chùa Non Nước. Nơi đây có pho tượng Phật Tổ bằng đồng cao 6,5 mét đúc liền khối nặng 30 tấn, lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2001 bức tượng Phật khổng lồ này được rước lên đặt chính giữa nền chùa Non Nước ở độ cao 110 mét so với chân núi. Chùa được xây dựng trên nền đất chùa cũ từ thời Tiền Lê, theo kiểu kiến trúc chùa cổ 7 gian 2 trái, trang trí những hoạ tiết hoa văn cũng theo nguyên mẫu của thời Tiền Lê.
Theo thuyết phong thuỷ, chùa Non Nước được dựng trên thế long chầu hổ phục. Bức tượng Phật Tổ và chùa Non Nước được đặt trong thế vòng cung, Đức Phật ngự trên ngai tựa lưng vào núi, có 9 ngọn núi lớn nhỏ chầu vào: Núi Đồng Sóc, núi Đá Đen (trên núi có đến hàng trăm phiến đá lớn nhỏ giống như từng đàn trâu, voi năm phủ phục), núi Voi Phục, núi Mũi Cày, núi Vẩy Rồng, núi Đá Chồng (theo truyền thuyết Thánh Gióng sau khi dẹp giặc xong cởi áo giáp bái biệt quê mẹ bay về trời, tấm áo giáp đã hoá thạch tạo thành những tảng đá lớn nhỏ lớp lớp chồng lên nhau), dự kiến tượng đài Thánh Gióng sẽ được dựng lên trên đỉnh ngọn núi này với độ cao 297 mét so với chân núi.
Chùa Non Nước vốn có tên Hán là Sóc Thiên Vương Thiền Tự. Chùa nằm chính giữa hình vòng cung, tựa như người ngồi trên chiếc ngai. Sách Thiền Uyển Tập Anh và sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết thiền sư đầu tiên trụ trì ngôi chùa này là Ngô Chân Lưu (933-1011). Năm 971, Ngài được vua Đinh Tiên Hoàng phong hiệu Khuông Việt Đại sư và là vị Quốc sư đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Ngài đã từng phù trợ cho Tam triều: Đinh – Tiền Lê - Lý và cùng với Thiền sư Vạn Hạnh phù trợ đắc lực đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, mở đầu triều đại nhà Lý – một triều đại có nền văn hoá phát triển rực rỡ và kinh tế hưng thịnh nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam. Trải qua nhiều trăm năm, biến cố thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, tình cờ nền chùa cũ mới được phát hiện trong những năm gần đây và được Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định xây dựng trên nền đất cũ bằng tiền của các tăng ni phất tử và thiện nam tín nữ quyên góp. Chùa nằm trên lưng núi, có khuôn viên tôn nghiêm, phong cảnh hữu tình.
Năm 2004 cũng tại nơi địa linh khí tú này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng cử hành đại lễ khởi công xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam, trung tâm đào tạo tăng tài cho đất nước.
Không chỉ có điểm du lịch ở Hà Nội là thú vị mà các điểm du lịch ngoại thành Hà Nội cũng thú vị không kém gì và đặc biệt là giúp mọi người có thể thay đổi không khí sau nhưng ngày mệt mỏi vì công việc hoặc học tập.
Vé máy bay giá rẻ chỉ ngang bằng giá xe khách cho các bạn thoải mái đi du lịch tự túc có tại http://www.canhchimviet.com.vn. Không còn chuyện lo lắng đi du lịch bằng phương tiện gì để tiết kiệm nữa nhé.
Trả lờiXóa